Cách để tránh tình trạng cây thủy sinh bị rữa lá
Để tránh cho cây thủy sinh không bị rữa lá, bạn nên tạo môi trường sống tốt nhất cho chúng. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện:
Giữ cho môi trường nước ổn định và bể được cycle đầy đủ
Thay nước định kỳ cho bể sẽ giúp cải thiện môi trường không chỉ cho cá mà cả cây thủy sinh.
Cây thủy sinh có thể hấp thụ dinh dưỡng từ các chất gây hại như nitrate và ammonia. Tuy nhiên, quá nhiều chất này có thể gây hại và làm mất cân bằng trong bể.
Vì vậy, bạn nên cho bể cycle đầy đủ trước khi trồng cây thủy sinh và thả cá. Trong quá trình mới thiết lập bể, hệ vi sinh vật vẫn chưa đủ mạnh để xử lý ammonia trong nước.
Cắt tỉa cây
Tỉa bỏ lá cũ và lá đang chết có thể thúc đẩy cây phát triển lá mới.
Nếu bạn nhận thấy cây có lá đang chuyển sang màu vàng hoặc bị tổn thương, hãy cắt bỏ nó đi. Khi cây bị tổn thương, nó sẽ tập trung dinh dưỡng vào phần lá đó để tự phục hồi.
Bằng cách loại bỏ những lá này, bạn có thể kích thích cây phát triển lá mới mạnh mẽ, tuy nhiên điều quan trọng là đảm bảo môi trường bể đủ tốt để giúp cây phát triển.
Bạn có thể sử dụng kéo cắt thông thường hoặc các loại kéo tỉa cây thủy sinh chuyên dụng để thực hiện công việc tỉa tốt hơn.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận và tỉa nhẹ nhàng để không gây tổn thương quá mức cho cây.
Bổ sung phân nước
Cây thủy sinh cần dinh dưỡng để phát triển, và chúng có thể lấy dinh dưỡng từ nước bể hoặc từ phân nền (đối với loại cây trồng nền bể).
Khi bạn nuôi bể trong thời gian dài, dinh dưỡng trong bể sẽ dần cạn kiệt và cây thủy sinh cũng sẽ phát triển chậm và dần chết. Để giúp cây thủy sinh phát triển tốt hơn, bạn có thể sử dụng phân nước tổng hợp (lazada) và châm thêm vào bể theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, cần lưu ý giảm liều lượng phân nước và thay nước thường xuyên nếu bạn phát hiện rêu hại bắt đầu phát triển trong bể.
Sử dụng đèn LED chất lượng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp cây thủy sinh quang hợp.
Việc sử dụng đèn LED chuyên dụng cho cây thủy sinh sẽ cung cấp đủ loại quang phổ mà cây cần để phát triển. Đèn LED chất lượng cũng giúp cây có màu sắc đẹp hơn, đặc biệt là những loại cây có màu đỏ.
Cân nhắc sử dụng CO2 trong bể
Thêm CO2 vào bể thủy sinh sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ và tạo ra môi trường thuận lợi cho chúng.
Việc cung cấp đủ CO2 giúp cây mọc dày đặc, từ đó giảm thiểu tình trạng rêu hại trong bể. Ngoài ra, việc cây thủy sinh phát triển nhanh cũng giúp hấp thụ các chất độc hại trong bể nhanh chóng, giảm tần suất thay nước cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng CO2, bạn cũng có thể kiểm soát rêu hại và nuôi bể thủy sinh bằng cách thực hiện các biện pháp khác như kiểm soát ánh sáng, dinh dưỡng và thay nước định kỳ.
*Thông tin mang tính tham khảo