Chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp – Báo giá mới nhất từ A – Z
Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu trong xây dựng và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu mở rộng thêm quy mô bằng cách xây nhà xưởng, văn phòng. Tuy nhiên không phải một người chủ đầu tư nào cũng có thể tính toán hết được chi phí xây dựng nhà xưởng cần phải bỏ ra là bao nhiêu. Hãy cùng nhau tìm hiểu lời giải thông qua bài viết dưới đây nhé!
Những lưu ý quan trọng trong quy trình thi công nhà xưởng
Muốn tính được tổng chi phí xây dựng nhà xưởng thì khách hàng cần lưu ý những điều như sau trước khi tiến hành quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp:
Khoảng cách xây dựng
Khoảng cách hay còn gọi là khẩu độ trong xây dựng. Nó được hiểu là khoảng cách từ cột này sang cột khác hoặc vắn tắt hơn đó là chiều rộng của xưởng. Tùy vào diện tích đất mà chiều dài và rộng của xưởng sẽ khác nhau.
Vị trí xây nhà xưởng
Để tính được chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng và tính thẩm mỹ. Nhà đầu tư nên chọn những khu vực thông thoáng và mát mẻ có nhiều cây xanh giúp cho không khí trở nên trong lành mát mẻ.
Bài trí xây nhà xưởng với bản đồ thiết kế hiện đại và được mở rộng hướng về những vị trí thông thoáng, có tầm nhìn tốt. Đồng thời khi bắt đầu xây dựng thì cần tính toán đến những yếu tố cần thiết và đảm bảo đạt tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp sau:
- Nền móng: là lớp móng đầu tiên nên nó phải đảm bảo chắc chắn và có độ cao thấp hơn nhiều so với mặt nền. Đặc biệt, móng cần đặt khe giãn nở.
- Mái nhà: nên được thiết kế dốc xuống phụ thuộc theo chất liệu. Cửa mái cần lắp thêm hệ thống thông gió và lấy ánh sáng.
- Cửa ra vào: cần được lắp đặt thêm hệ thống thông gió cho nhà xưởng và có khung chắc chắn để tránh được gió mưa, bão, lũ.
>> Tìm hiểu thêm:
- Khái niệm nhà xưởng và các thông tin liên quan bạn cần biết.
- Định nghĩa khẩu độ nhà xưởng và một số thuật ngữ liên quan.
Các loại chi phí cần thiết khi xây nhà xưởng
Khi tiến hành định mức chi phí xây dựng nhà xưởng thì các chủ thầu nên chú ý những điều cần thiết như sau:
- Chi phí mềm: đây là phí sẽ phải chi trả cho nguồn nhân công được thuê và phí mua nguyên vật liệu. Chủ thầu sẽ phải dự đoán được nguồn tài chính cần trả để báo cáo cho doanh nghiệp. Thế nhưng, phần chi phí này sẽ bị dao động và không ổn định vì nó phụ thuộc vào sự chênh lệch giá cả trên thị trường.
- Chi phí cứng: Chi phí này sẽ bao gồm tiền thiết kế, bảo hiểm và các loại trang thiết bị. Mỗi một dự án thì sẽ có chi phí cứng khác nhau và bạn không thể gộp vào tính được mét vuông nhà xưởng chuẩn bị xây. Nếu như gặp một công trình lớn thì sẽ tổ chức thi thiết kế mô hình.
- Chi phí xây dựng thô: đây là chi phí của xây nền móng, khung thép, tường xung quanh và tôn mái nhà xưởng, các thiết bị điện nước, điều hòa giúp cho nhà xưởng được hoàn chỉnh hơn. Đây là chi phí cần có cho mọi công trình thi công.
Yếu tố cần và đủ để tính chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Chi phí xây nhà xưởng có thể bị thay đổi liên tục do tác động của các yếu tố bên ngoài như:
Công năng cho nhà xưởng
Công năng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới những phương án thiết kế và xây dựng nhà xưởng nhằm đảm bảo có thể đáp ứng đầy đủ chức năng mà một nhà xưởng cần phải có. Bên cạnh đó, công năng nhà xưởng còn ảnh hưởng nhiều đến nền, vật liệu và kết cấu thép cùng những hạng mục khác.
Vị trí xây dựng nhà xưởng
Vị trí hay là địa điểm để xây nhà xưởng cũng là một trong những yếu tố liên quan nhiều đến chi phí xây dựng nhà xưởng, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
- Nhà xưởng bạn xây dựng nằm trên vị trí đắc địa, đất đẹp tốt và không cần phải dùng sức tác động nhiều vào địa chất vậy nên sẽ giảm khá nhiều chi phí mềm cho nền móng.
- Trường hợp địa điểm bạn chọn xây xưởng là vùng đất xấu, nhão đầy bùn đất thì chi phí đổ vào nền móng và san phẳng mặt bằng sẽ khá là tốn kém.
Ngoài ra thì vị trí xây dựng nhiều khi cũng tác động nhiều đến phương tiện vận chuyển hàng hóa và vật liệu xây dựng. Nơi đất bằng phẳng xe sẽ dễ dàng vào tận nơi và ngược lại đường đất đá khó đi sẽ rất cực khổ trong việc vận chuyển nguyên vật liệu.
Quy mô xây nhà xưởng
Quy mô lớn hay nhỏ cũng sẽ làm chi phí xây nhà xưởng bị biến động. Với những nhà xưởng quy mô rộng lớn thì chi phí xây dựng sẽ thấp hơn nhiều so với quy mô xây dựng nhỏ.
Mẫu nhà xưởng
Mỗi mẫu nhà xưởng công nghiệp mà người chủ thầu hướng tới sẽ khác nhau. Ví dụ như những mẫu nhà xưởng phong cách hiện đại thì đòi hỏi giá cả sẽ cao hơn nhiều so với mẫu nhà xưởng truyền thống thông thường. Những chi tiết cửa sổ, cửa thông gió cũng sẽ làm ảnh hưởng không ít đến chi phí xây dựng.
Thời điểm để xây dựng
Để định mức chi phí xây dựng nhà xưởng lúc ban đầu thì chủ thầu cần để ý chú trọng vào vật liệu thép là nhiều. Thế nhưng không phải lúc nào giá tiền thép cũng như nhau mà chúng sẽ bị biến động theo nhịp cầu thị trường.
Tại những thời điểm giá biến động tới 150% nhưng cũng có lúc nó lại cao tới 200% khiến chi phí bị đồn lên gấp 2 lần. Không thì có thể dựa vào thời điểm xây dựng và tránh chịu tác động của thời tiết xấu dẫn đến ảnh hưởng tiến độ công trình.
>> Xem thêm:
- 17 mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất hiện nay.
- 16 mẫu bản vẽ nhà xưởng cỡ nhỏ chi tiết nhất.
Cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp trọn gói
Như đã dự tính thì chi phí để xây dựng nhà xưởng sẽ do nhiều yếu tố quyết định đến. Vậy nên khi dự toán tài chính thì còn cần phải tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài để đưa ra con số chuẩn xác nhất. Nó sẽ có thể phụ thuộc vào những tiêu chí sau:
Đơn giá chi phí xây dựng nhà xưởng thép tiền chế
Với những loại nhà xưởng được làm chủ yếu từ vật liệu thép thì giá dao động trong khoảng từ 1.600.000- 2.500.000 VNĐ/m2. Mức giá này có thể bị thay đổi tùy thuộc vào quy mô, diện tích và mẫu nhà mà chủ thầu muốn hướng đến.
Đơn giá dành cho xây dựng nhà xưởng đơn giản
Loại nhà xưởng đơn giản chỉ có diện tích dưới 1500 m2 và chiều cao tối đa tầm 7,5 m. thì đơn giá của nó cũng không quá lớn. Giá trung bình trên một mét vuông chỉ giao động từ 1.800.000 – 2.000.000 đồng/m2.
Đơn giá xây dựng cho nhà xưởng không đổ bê tông
Đây là nhà xưởng được xem là đơn giản nhất về mặt thi công và chi phí cho nguyên vật liệu xây dựng. Vì nó sẽ không rườm rà và tốn nhiều chi phí mua bê tông, xi măng. Chính vì vậy nên đơn giá xây dựng chỉ giao động trong khoảng từ 450.000- 1.200.000 đồng/m2. Tuy nhiên tùy thuộc vào diện tích chủ thầu muốn xây dựng mà đơn giá này sẽ nhân lên theo hệ diện tích mét vuông để dự đoán sơ bộ về nguồn tiền cần chi trả.
>> Tìm hiểu thêm về định mức chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp hết bao nhiêu tiền qua video bên dưới nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá quy trình vệ sinh cho nhà xưởng đạt tiêu chuẩn.
- Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng nhà xưởng mới nhất.
Những lưu ý trong việc định mức chi phí xây dựng nhà xưởng
Từ những mức giá của nguyên vật liệu đến chất liệu giá đảm bảo thì việc định mức chi phí xây dựng nhà xưởng phải hợp lý và có nguồn tiền kế toán rõ ràng. Điều đó mới mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho các khách hàng. Cuối cùng thì cần lưu ý những điểm sau để tránh xảy ra sai sót:
- Kế toán mọi chi phí để xây dựng nhà xưởng một cách chính xác và hoàn hảo sẽ giúp tiết kiệm những khoản chi tiêu không cần thiết.
- Vật liệu xây dựng là những loại chất lượng nhất để có thể đảm bảo an toàn cho người nhân công trong quá trình xây dựng.
- Đảm bảo thời gian xây dựng nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ để đi vào hoạt động và sản xuất.
- Giám sát công trình nghiêm ngặt và sát sao để tránh mắc phải sai sót làm phát sinh những chi phí, khoản chi tiêu không đáng có.
Các câu hỏi liên quan đến chi phí xây nhà xưởng
Chi phí xây nhà xưởng lắp ghép có rẻ hơn nhà xưởng bê tông hay không?
Chi phí để xây dựng nhà xưởng lắp ghép thì tương đương với kiểu xây nhà xưởng bằng loại bê tông cốt thép như truyền thống. Thế nhưng xây theo kiểu lắp ghép bằng khung thép tiền chế chắc chắn sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí thuê nhân công. Nhìn chung thì nó còn tùy thuộc vào loại phong cách cũng như quy mô chủ thầu muốn xây dựng để tính toán chi phí chung.
Mức chi phí xây dựng nhà xưởng có cố định không?
Mức chi phí để xây nhà xưởng luôn mang tính tương đối và sẽ bị thay đổi theo thời gian cũng như giá cả lên xuống của nguyên vật liệu. Chẳng hạn như xây xưởng vào đúng thời điểm giá thép lên 150% thì chi phí xây dựng sẽ gấp 1.7 lần so với dự tính ban đầu.
>> Các bài viết liên quan:
- Cầu trục nhà xưởng là gì? Phân loại và vai trò của cầu trục.
- Khái niệm đèn nhà xưởng và các tiêu chí chọn đèn cho nhà xưởng.
- Hướng dẫn cách tính thời gian khấu hao nhà xưởng đơn giản.
Như vậy, bài viết trên đây của BITACO là toàn bộ thông tin hữu ích về chi phí xây dựng nhà xưởng. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp các chủ thầu tính toán được mức chi phí phải bỏ ra và từ đó lên được kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh hơn.