Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất

Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất

Nếu bạn đang tìm loại cây thủy sinh dễ trồng dù trong điều kiện ánh sáng thấp và không cần CO2, thì tiêu thảo là sự lựa chọn hoàn hảo. Dưới đây là danh sách 5 loại tiêu thảo phổ biến bạn có thể cân nhắc trồng cho bể thủy sinh của mình:

Tiêu thảo xanh (Cryptocoryne wendtii ‘Green’)

Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất 1
Ảnh minh họa Tiêu thảo xanh (Cryptocoryne wendtii ‘Green’)

Mức độ chăm sóc: Dễ
Tốc độ phát triển: Trung bình
Chiều cao: 10-30 cm
Mức độ ánh sáng: Thấp
CO2: Không cần

Tiêu thảo xanh là loại tiêu thảo phổ biến và giá cả phải chăng.

Chúng có lá thon, dài và màu xanh. cây có thể phát triển cao từ 10-30cm, tùy thuộc vào mức ánh sáng trong bể.

Điều đặc biệt là khi có ánh sáng mạnh, cây sẽ mọc dày và thấp hơn. Ngược lại, khi ánh sáng ít, cây sẽ mọc thưa và vươn cao hơn để tìm ánh sáng.

Tiêu thảo xanh dễ trồng và thích hợp cho hầu hết các bể thủy sinh, miễn là có phân nền để cây phát triển.

Điều này làm cho nó phù hợp cho cả người mới chơi và người đã có kinh nghiệm.

Tiêu thảo nâu (Cryptocoryne wendtii \’Brown\’)

Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất 2
Ảnh minh họa Tiêu thảo nâu (Cryptocoryne wendtii \’Brown\’)

Mức độ chăm sóc: Dễ
Tốc độ phát triển: Trung bình
Chiều cao: 10-30 cm
Mức độ ánh sáng: Thấp
CO2: Không cần

Tiêu thảo nâu có lá màu nâu hơi đỏ và có một số nếp nhăn trên lá.

Cũng như tiêu thảo xanh, tiêu thảo nâu dễ trồng và không cần nhiều ánh sáng và CO2. Nếu cung cấp CO2, cây sẽ phát triển lá to và mạnh hơn.

Tiêu thảo parva

Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất 3
Ảnh minh họa Tiêu thảo parva

Mức độ chăm sóc: Trung bình
Tốc độ phát triển: Chậm
Chiều cao: 5-10 cm
Mức độ ánh sáng: Thấp
CO2: Không cần

Tiêu thảo parva có lá bé nhất trong các loại tiêu thảo và có thể trồng thành thảm dày trong điều kiện không cần CO2.

Mặc dù không yêu cầu nhiều ánh sáng, cây phát triển chậm hơn so với các loại cây khác. Tiêu thảo parva có thể trồng trên nhiều loại nền, như sỏi hay cát, nhưng cần lưu ý bổ sung phân nước nếu nền hết dưỡng.

Tiêu thảo lá đào (Cryptocoryne pontederiifolia)

Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất 4
Ảnh minh họa Tiêu thảo lá đào (Cryptocoryne pontederiifolia)

Mức độ chăm sóc: Dễ
Tốc độ phát triển: Chậm
Chiều cao: 10-20 cm
Mức độ ánh sáng: Thấp
CO2: Không cần

Tiêu thảo lá đào có lá hình trái tim màu xanh nhạt và thỉnh thoảng có ánh đỏ, đặc biệt khi trồng trong điều kiện ánh sáng tốt.

Loài cây này thích hợp để trồng làm điểm nhấn trong trung cảnh bể thủy sinh.

Tiêu thảo mũi tên (Cryptocoryne willisii)

Top 5 loại tiêu thảo thủy sinh phổ biến nhất 5
Ảnh minh họa Tiêu thảo mũi tên (Cryptocoryne willisii)

Mức độ chăm sóc: Trung bình
Tốc độ phát triển: Chậm
Chiều cao: 10-20 cm
Mức độ ánh sáng: Thấp
CO2: Không cần

Tiêu thảo mũi tên có nguồn gốc từ Sri Lanka.

Cây có hình dạng lá tương tự tiêu thảo prava, nhưng cuống lá dài hơn. Tốc độ phát triển chậm của cây khiến nó không mọc dày như các loài khác, nhưng sau thời gian thích ứng, cây sẽ phát triển rễ dài và lan rộng, tạo thành một bụi cây xanh mướt.

*Thông tin mang tính tham khảo