Kết cấu móng nhà thép tiền chế – Vai trò, phân loại và thi công
Móng nhà thép tiền chế là một kết cấu kỹ thuật được lắp đặt dưới cùng của công trình. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và nâng đỡ tất cả bộ phận khác của căn nhà. Ngoài ra móng tiền chế còn mang vai trò đảm bảo sự kiên cố, vững chãi cho công trình nên luôn cần độ chắc chắn cao. Để có thêm thông tin các bạn hãy theo dõi nội dung ở dưới nhé!
Tìm hiểu thông tin về móng nhà khung thép tiền chế
Móng nhà thép tiền chế cũng không khác nhiều so với loại móng nhà bê tông cốt thép. Đây là một kết cấu kỹ thuật vững chắc được kỹ sư lắp đặt ở dưới cùng của công trình. Bộ phận này có chức năng chịu lực và nâng đỡ toàn bộ căn nhà nên cần sự vững chắc và kiên cố.Bởi vậy khi thi công chúng ta cần chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho bộ phận này để đảm bảo chất lượng công trình.
Hiện nay có 5 loại kết cấu móng nhà thép tiền chế cơ bản để gia chủ lựa chọn để xây dựng, đó là:
- Móng đơn
- Móng cọc
- Móng băng
- Móng bè
- Móng nông
Mỗi dòng lại sở hữu những điểm đặc biệt riêng giúp công trình trở nên vững chãi, kiên cố và bền bỉ với thời gian. Vì thế chủ đầu tư có thể tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô cũng như địa hình nơi xây công trình để sử dụng loại móng phù hợp.
Kết cấu móng nhà thép tiền chế
Kết cấu móng nhà tiền chế khá đơn giản chỉ với 3 bộ phận cụ thể như sau:
- Bản móng hay còn gọi là đài móng của công trình. Bộ phận có tác dụng liên kết các cọc với nhau thành một chỉnh thể. Ngoài ra nó còn mang đến vai trò cân bằng và phân bổ trọng lực đè nén của toàn bộ căn nhà. Đây cũng là lý do vì sao bản móng được thiết kế theo dạng hình chữ nhật.
- Giằng móng/đà kiềng được xem là phần liên kết ngang giữa các phần của móng nhằm tạo ra một khối hoàn chỉnh. Hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế này thường được thiết kế theo phương ngang của căn nhà nhằm mục đích chống lún lệch. Ngoài ra đà kiềng còn có thêm vai trò giúp công trình gia tăng độ vững chắc, kiên cố cho toàn bộ hệ thống móng.
- Cổ móng là phần chi tiết có vai trò đảm bảo độ sâu vừa đủ khi chôn móng xuống đất để có được sự kiên cố và vững chắc. Vì thế bộ phận này thường được gia chủ dành sự quan tâm nhiều nhất khi thi công. Cổ móng thường rất đặc biệt nên chiều dài của nó thường được kỹ sư thiết kế và tính toán lưỡng.
Điều kiện thi công móng cho nhà thép tiền chế
Tìm địa chỉ thi công móng nhà thích hợp
Công tác đầu tiên khi thi công móng nhà thép tiền chế mà chúng ta cần là khảo sát địa hình.Việc này sẽ góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin kỹ thuật cho người thi công một cách chi tiết nhất có thể để lựa chọn loại móng phù hợp. Cụ thể khi mọi người tìm thấy một địa hình đẹp sẽ có được một chiếc móng kiên cố, sở hữu khả năng thấm tốt.
Để đảm bảo chất lượng móng được hoàn hảo nhất chúng ta nên chọn nơi bằng phẳng, đất khô ráo. Bởi những loại hình tơi xốp sẻ ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công nhà cửa. Vì thế mọi người nên khảo sát thật kỹ địa hình trước khi thi công công trình nhà.
Thiết kế móng nhà thép tiền chế đúng quy chuẩn
Điều kiện tiếp theo trong việc thi công móng nhà tiền chế mà chúng ta cần thực hiện là khâu thiết kế. Bởi nếu gia chủ có được một bản vẽ chi tiết sẽ giúp quá trình thi công trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Để thiết kế móng chuẩn mọi người cần khảo sát địa chất một cách thực tế theo yêu cầu của chủ đầu tư. Điều này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại móng tốt để đảm bảo chất lượng công trình.
Tìm hiểu nguyên vật liệu để làm móng
Tìm hiểu nguyên vật liệu để làm móng cũng là một trong các điều kiện thiết yếu khi thi công. Bởi bộ phận này có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ công trình. Do đó công việc lựa chọn nguyên liệu thi công cũng luôn được các kỹ sư và chủ đầu tư để tâm. Để có một chiếc móng đảm bảo mọi người nên dùng các loại sắt thép, bê tông chuẩn đã được kiểm tra cẩn thận và cung cấp bởi thương hiệu uy tín.
Thực hiện thi công móng nhà theo quy chuẩn
Để có móng cho nhà thép tiền chế chất lượng nhằm đảm bảo quá trình thi công và sử dụng của công trình tốt và lâu dài mọi người cần thực hiện thi công đúng quy chuẩn. Vì thế các kỹ sư cần tuân thủ đúng, đủ các bước theo yêu cầu từ quy trình đào đất đến việc ghép móng bằng sắt rồi đổ bê tông. Điều này giúp chủ đầu tư tránh được hiện tượng móng bị thấm sàn, sụt lún dẫn đến tình trạng mất an toàn cho công trình.
Mời các bạn tham khảo video có liên quan dưới đây:
Vai trò của móng nhà khung thép tiền chế
Để xây dựng được một công trình hoàn hảo gia chủ cần chuẩn bị cho mình một chiếc móng đạt chuẩn. Bởi theo nghiên cứu bộ phận này chiếm 30 – 40% chi phí xây dựng của cả căn nhà. Vì vậy chỉ cần xuất hiện một sai sót nhỏ trong việc thiết kế và thi công sẽ ảnh hưởng đến chất lượng toàn công trình. Từ đó gia chủ sẽ bị ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, trường hợp nặng hơn sẽ liên quan đến tín mạng con người.
Các loại móng nhà khung thép tiền chế phổ biến nhất hiện tại
Móng nông
Móng nông là loại thường gặp được đặt trực tiếp lên bề mặt đất tự nhiên. Vì thế để thi công được dòng này các kỹ sư cần chọn địa hình bằng phẳng, khô ráo và đặc biệt mang độ cứng cao nhằm mục đích tránh sụt lún. Hiện tạo có 3 dòng được xếp vào móng nông là móng đơn, móng băng, móng bè.
- Ưu điểm: Kết cấu đơn giản nên rất dễ thực hiện. Ngoài ra nó còn phù hợp với nhiều lợi công trình với diện tích vừa và nhỏ. Đặc biệt là thời gian thi công khá nhanh giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí xây dựng.
- Nhược điểm: Khả năng mở rộng rất hạn chế và khả năng chịu tác động từ yếu tố môi trường khá yếu. Từ đó dẫn đến hiện tượng nền đất có độ lún cao gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng người sử dụng.
Móng nhà dạng đơn
Móng đơn nổi bật với hình dáng vuông hoặc hình chữ nhật thường được bố trí ngay dưới chân cột. Hành động này mang đến tác dụng truyền tải trọng lượng của căn nhà từ cột xuống nền đất ở phía dưới. Móng đơn nổi bật với 2 phần chính là đáy đài móng và cổ cột.
Cụ thể khi thi công phần đài móng sẽ được các kỹ sư đặt lên một lớp bê tông để lót được làm từ mác thấp hoặc lót gạch sau đó trải bạt, nilon để tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng. Từ đó giúp bộ phận này tránh được hiện tượng mất nước giúp quá trình đổ bê tông diễn ra được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Móng băng
Móng băng thường được bố trí theo dải dài chạy theo phương ngang và dọc của phần dưới các chân cột. Nó có vai trò lớn trong việc đỡ hệ tường xây bao vây phía trên. Thông thường loại móng này sẽ phù hợp với các công trình quy mô rộng lớn được xây trên nền đất yếu, dễ sụt lún.
- Ưu điểm: Móng băng có tính ổn định cao nên thường được chủ đầu tư lựa chọn để xây các công trình lớn từ 4-5 tầng trở lên. Khi sử dụng loại móng này còn mang đến công dụng giảm áp lực cho phần đáy móng từ đó truyền tải được phần lớn trọng lượng của công trình xuống dưới nền đất.
- Nhược điểm: Móng băng chiều sâu nhỏ nên sở hữu khả năng chống lật, chống trượt kém. Từ đó lớp bề mặt của móng chịu tải rất kém làm ảnh hưởng đến việc chịu lực của công trình bị giảm sút.
Móng nhà thép tiền chế dạng bè
Móng bè còn được gọi với một một cái tên khác là móng nền. Loại kết cấu kỹ thuật này thường được xây dựng ở phía dưới công trình. Nhiệm vụ chính của nó là đảm nhiệm việc truyền tải trọng toàn bộ căn nhà vào nền đất. Điều này có tác dụng tránh công trình chịu được sức ép quá lớn từ các khối vật bên trên từ đó đảm bảo sự an toàn đến mức tối đa.
- Ưu điểm: loại móng bè thường không tốn nhiều nguyên vật liệu cũng như thời gian thi công nên mang đến khả năng tiết kiệm chi phí tốt cho chủ đầu tư. Vì thế nó rất thích hợp cho những công trình thấp tầng hoặc tầng hầm để xe,…
- Nhược điểm: Móng bè rất dễ bị lún do sự vận động của đõa chất bên đưới. Từ đó dẫn đến tình trạng công trình xuất hiện các vết nứt, gãy làm tuổi thọ giảm đáng kể.
Móng cọc
Móng nhà thép tiền chế dạng cọc được dùng chủ yếu cho những công trình lớn có trọng tải nhiều. Đặc biệt những địa hình sở hữu nền đất kém, dễ sụt lún khi chịu tác động từ môi trường. Lúc này móng cọc sẽ phát huy tối đa được công dụng của mình khi chống chịu được với toàn bộ trọng lượng của công trình đè nén xuống dưới.
>> Xem thêm: Các loại xà gồ thép được sử dụng phổ biến hiện nay.
Khi thi công móng nhà khung thép cần chú gì những gì?
Để thi công móng nhà được dễ dàng và thuận tiện là đều không hề dễ dàng. Bởi nó liên quan đến rất nhiều yếu tố nên các bạn cần chú ý các điểm cụ thể như sau.
- Trước khi thi công công trình các bạn cần kiểm tra, khảo sát thật kỹ địa hình để tìm ra loại móng phù hợp đáp đáp ứng đủ chiều cao, chiều rộng.
- Khi thi công móng gia chủ nên dùng một lớp lót bê tông đặt dưới cùng để gia tăng sự kiên cố đồng thời tránh việc vi măng bị thấm vào đất.
- Trong quá trình xây dựng móng gia chủ cần dùng cốt thép kê, cao 2÷3cm nhằm mục đích giúp lớp bê tông bên ngoài bao phù hết đảm bảo quá trình sử dụng được lâu dài hơn.
Câu hỏi thường gặp
Xây nhà khung kèo thép tiền chế nên sử dụng loại móng nào là tốt nhất?
Câu trả lời đó chính là móng cọc. Bởi loại kết cấu công trình này có thể chịu được trọng tải lớn và có thể xây dựng được trên địa hình nền đất kém, dễ sụt lún. Tuy nhiên gia chủ nên cân nhắc vì chi phí lớn nên móng cọc sẽ phù hợp hơn với các công trình quy mô lớn, cần đảm bảo độ an toàn cao.
Móng đơn phù hợp với loại nhà thép tiền chế nào?
Móng nhà thép tiền chế dạng đơn thường sẽ phù hợp với những công trình thấp chỉ 1 – 2 tầng. Đặc biệt là căn nhà được xây trên địa hình bằng phẳng có độ cứng cao. Để tiết kiệm chi phí khi sử dụng loại kết cấu kỹ thuật này các bạn nên kết hợp với các loại nguyên vật liệu nhẹ sở hữu giá thành vừa phải nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt mang lại sự an toàn cho công trình.
Móng băng phù hợp với dạng nhà nào?
Theo đánh giá từ chuyên gia móng băng thường sẽ là lựa chọn lý tưởng gia chủ đầu tư khi xây dựng các công trình quy mô lớn từ 2 – 5 tầng trên nền đất yếu. Bởi dòng kết cấu kỹ thuật này mang đến khả năng chịu lực rất tốt. Từ đó móng băng luôn mang đến độ bền và tuổi thọ cao cho công trình trong suốt quá trình thi công và sử dụng.
>> Những bài viết liên quan:
- Kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp và các lưu ý khi thi công.
- Giới thiệu các loại tôn lợp mái nhà xưởng được sử dụng phổ biến nhất.