Chi phí xây nhà xưởng 500m2 bao nhiêu? Top 5 mẫu nhà xưởng 500m2 đẹp
Khi lên kế hoạch xây dựng nhà xưởng 500m2 thì chi phí xây dựng là yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ tới. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể tham khảo được một mức giá hợp lý nhất hiện nay để có thể chủ động lên phương án xây dựng nhà xưởng.
Tổng quan về chi phí để xây dựng nhà xưởng 500m2
Chi phí để có thể xây dựng nhà xưởng 500m2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố chính được kể đến như: Diện tích, kết cấu nhà xưởng, nguyên vật liệu thi công, vị trí xây dựng nhà xưởng,…
Vậy chi phí xây nhà xưởng 500m2 bao gồm các mục sau: Chi phí thi công kết cấu khung chính (khung thép), chi phí thi công mái tôn, hệ cửa, thi công móng và nền của nhà xưởng, tường bao nhà xưởng và các chi phí phát sinh khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà xưởng 500m2
Chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 thường sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
Loại hình của nhà xưởng
Một công trình nhà xưởng sẽ có nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng: làm nhà xưởng sản xuất hàng hóa hoặc làm kho chứa đựng,… Tùy thuộc vào công năng sử dụng của từng nhà xưởng mà chi phí xây dựng nhà xưởng cũng khác nhau.
Quy mô của nhà xưởng
Đối với những nhà xưởng có diện tích và quy mô càng lớn thì càng có đơn giá xây dựng/m2 thấp hơn so với các nhà xưởng có diện tích và quy mô nhỏ.
Mẫu thiết kế của nhà xưởng
Các loại mô hình khác nhau sẽ có mức chi phí xây dựng khác nhau, các chủ đầu tư cũng sẽ lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện vốn của từng doanh nghiệp. Nếu xây dựng nhà xưởng với khung thép tiền chế sẽ có chi phí thấp hơn nhà xưởng làm bằng bê tông cốt thép.
Loại vật liệu xây dựng
Nguyên vật liệu xây dựng nhà xưởng 500m2 cũng là một trong các yếu tố chính gây nên chi phí trong xây nhà xưởng. Việc lựa chọn vật liệu đắt hay rẻ cũng rất quan trọng.
Nhà thầu xây dựng
Mỗi công ty xây dựng, nhà thầu sẽ có một bảng báo giá khác nhau. Ngoài việc quan tâm về mức giá đưa ra, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng tới phần kỹ thuật của công ty đó. Kỹ thuật tốt với mức giá hợp lý sẽ là sự lựa chọn lý tưởng của nhà doanh nghiệp.
Thời gian thi công nhà xưởng
Tùy thuộc vào quy mô và loại hình của nhà xưởng mà sẽ có khoảng thời gian thi công khác nhau. Việc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dự kiến thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ngược lại, nếu bị một vài yếu tố ảnh hưởng làm kéo dài tiến độ thi công sẽ khiến các khoản chi phí gia tăng, ảnh hưởng lớn tới giá xây dựng của công trình.
Chi phí xây nhà xưởng 500m2 chi tiết
Đối với từng loại hình nhà xưởng khác nhau, chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 cũng sẽ khác nhau.
Đơn giá chi tiết theo từng loại hình nhà xưởng
Chủ đầu tư có thể tham khảo bảng báo giá chi phí xây nhà xưởng 500m2 dưới đây. Lưu ý, mức chi phí có thể thay đổi theo thời gian và loại vật liệu lựa chọn, ở các thời điểm khác nhau, giá của vật liệu cũng khác nhau.
- Nhà xưởng thông dụng: có giá 1.300.000 – 1.500.000 đồng/m2. Đây là các loại nhà xưởng có diện tích nhỏ hơn 1500m2, có chiều cao 7.5m. Nhà xưởng được thiết kế cột, kèo thép V, xây tường vách 100, sử dụng mái tole, …
- Nhà xưởng thép tiền chế: có giá 1.600.000 – 2.500.000 đồng/m2. Mô hình nhà xưởng này sử dụng các khung thép tiền chế chắc chắn, việc lắp ráp cũng rất nhanh và dễ dàng.
- Nhà xưởng bê tông cốt thép: có giá 2.500.000 – 3.000.000 đồng/m2. Mô hình này có thể xây dựng từ 1-3 tầng.
Bảng giá xây dựng nhà xưởng 500m2 cụ thể theo từng hạng mục
Chi phí thi công nền móng
Chi phí cho phần nền móng được tổng hợp trong 1 gói chi phí bao gồm:
- Nguyên vật liệu lựa chọn.
- Chi phí công nhân xây dựng.
STT | Hạng mục thi công | Vật liệu xây dựng cơ bản | Đơn giá (VND/m2) |
1 | Kết cấu móng | 300.000 | |
2 | Lớp cấu tạo nền |
|
165.000 |
3 | Lớp sơn nền | Sơn tự tan, sơn epoxy | 375.000 |
(*) Lưu ý: Dưới đây là mức giá chi phí thi công phần nền móng cho các nhà đầu tư có thể tham khảo. Tùy vào thời điểm và vật liệu xây dựng mà mức chi phí cũng có sự thay đổi.
Đơn giá khung thép tiền chế
- Khung thép tiền chế sử dụng vật liệu là thép hộp, rất chắc chắn.
- Tùy thuộc vào việc sử dụng các loại thép chất lượng khác nhau mà sẽ có các mức giá khác nhau.
- Đơn giá của khung thép tiền chế khoảng 486.000 đồng/m2
Đơn giá trên đã bao gồm chi phí gia công lắp dựng kết cấu thép như:
- Hệ khung thép chịu lực và hệ khung thép cửa trời.
- Bu lông: bao gồm bu lông liên kết móng và liên kết cấu kiện.
- Hệ giằng: gồm hệ thống giằng cột, mái xà.
Đơn giá thi công mái tôn
Mức giá tham khảo chi phí thi công hệ thống mái tôn của nhà xưởng 500m2 là 230.000.000 đồng. Chi tiết như sau:
STT | Hệ thống mái tôn | Đơn vị tính | Số lượng |
1 | Tôn lợp mái | m2 | 505 |
2 | Ống thoát nước | m2 | 95 |
3 | Máng thoát nước | m2 | 100 |
4 | Xà gồ thưng tường | m2 | 500 |
5 | Tôn thưng | m2 | 465 |
6 | Xà gồ khung thép cửa chớp | Bộ | 15 |
(*) Lưu ý: Chi phí lợp mái tôn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng loại mái tôn nào và thương hiệu sản xuất. Tuy nhiên, bảng báo giá này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào từng thời điểm mà có mức giá khác nhau.
Đơn giá thi công hệ thống nhà cửa nhà xưởng
- Hệ thống cửa của nhà xưởng bao gồm các phần: cửa chính, cửa phụ, cửa chớp, cửa sổ, …
- Phần hệ cửa chính sẽ thiết kế với kích thước theo tiêu chuẩn D, khung sắt gấp cánh.
- Tùy thuộc vào mỗi loại khung cửa sẽ có các mức giá khác nhau.
- Đơn giá lắp đặt hệ thống cửa đưa ra được tính chung cho toàn bộ cửa được lắp đặt.
STT | Phần dự toán cửa đi và cửa sổ | Đơn vị tính | Số lượng |
1 | Cửa chính, khung cửa gấp sắt | m2 | 23 |
2 | Bộ tích điện cửa chính | Bộ | 1 |
3 | Cửa đi phụ, khung cửa gấp sắt | m2 | 3 |
4 | Bộ tích điện cửa phụ | Bộ | 1 |
5 | Canopy cho cửa chính, cửa phụ
|
m2 | 18
20 26 270 |
6 | Cửa sổ mặt thưng | m2 | |
7 | Cửa sổ mặt hồi | m2 | |
8 | Cửa sổ chớp tôn thoáng | m2 | 35 |
9 | Viền bo tôn cửa | md | |
10 | Tổng tiền | 40.000.000 đồng |
(*) Lưu ý: Đơn giá này chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như loại vật liệu sử dụng, thời điểm và vị trí xây dựng.
Chi phí xây dựng tường bao
Tường nhà xưởng thường được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, xi măng, …Tổng chi phí ở phần này có giá tham khảo là 48.000.000 đồng/m2. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo vì tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà có mức giá khác nhau.
Dự toán phần tường xây sẽ bao gồm các phần sau:
- Tường gạch bê tông mạt đá.
- Chiều dày đạt chuẩn của tường là 110mm.
- Trát tường 2 mặt và độ dày là 2cm.
- Quét sơn hoặc quét ve cho tường
- Cốp pha gỗ hoặc cốp pha đỉnh rằng.
- Bê tông giằng phía trên đỉnh tường độ dày 10cm.
- Cốt thép để dựng cột, giằng tường.
Tổng cộng chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2
Từ việc tính chi phí chi tiết cho các phần ở trên, ta có thể đưa ra một bảng tổng hợp chi phí xây nhà xưởng 500m2 cụ thể như sau:
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Thành tiền (Đồng) |
1 | Hệ thống khung thép | m2 | 243.000.000 |
2 | Hệ thống cửa | m2 | 45.000.000 |
3 | Hệ thống mái tôn | m2 | 230.000.000 |
4 | Hệ thống nền | m2 | 82.500.000 |
5 | Hệ thống tường bao | m2 | 50.000.000 |
6 | Chi phí quản lý | 32.100.000 | |
7 | Tổng chi phí | 832.000.000 |
(*) Lưu ý: Đơn giá xây dựng nhà xưởng 500m2 trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Tùy vào từng thời điểm và lựa chọn sử dụng loại vật liệu khác nhau mà chi phí dự tính này cũng sẽ có phần chênh lệch.
>> Tham khảo thêm:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà xưởng 800m2.
- Tổng hợp chi phí xây nhà xưởng 1000m2 chi tiết nhất.
Một số mẫu nhà xưởng 500m2 đẹp
Với mức chi phí dự tính phía trên, doanh nghiệp và chủ đầu tư có thể tham khảo một vài mẫu nhà xưởng đẹp được ưa chuộng hiện nay sau đây.
Mẫu nhà xưởng tiền chế 500m2
Đây là mẫu nhà xưởng 500m2 ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi ưu điểm thiết kế đơn giản và có thời gian thi công nhanh chóng, mức độ chịu lực tốt, phù hợp sử dụng làm xưởng sản xuất hoặc kho chứa.
Mẫu nhà xưởng 500m2 cao tầng
Đây là mẫu nhà xưởng hiện đại giúp tối ưu diện tích sử dụng. Mô hình nhà xưởng nhiều tầng sẽ mở rộng được không gian sử dụng mà không cần tốn thêm diện tích đất nền. Nhà xưởng sẽ được thiết kế chắc chắn và độ chịu lực cao do khối lượng máy móc, dây chuyền sản xuất và công nhân trong xưởng.
Mẫu nhà xưởng 500m2 mái vòm
Nhà xưởng mái vòm đang là một trong những loại mái được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Bởi vì nó có được một kết cấu cực kỳ lý tưởng để chịu được các tác động từ thời tiết bên ngoài, áp dụng kỹ thuật mới nhất và chất lượng cao. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ cao hơn mái bằng cả về mặt ngoại và nội thất cho nhà xưởng.
Mẫu nhà xưởng bê tông cốt thép diện tích 500m2
Để nói về tính chắc chắn và chịu lực tốt thì không thể không nhắc tới nhà xưởng bê tông cốt thép. Đây là mẫu nhà xưởng có khả năng chống cháy rất tốt và có thể chống chịu lại các tác nhân tác động từ bên ngoài.
Đặc biệt, khi xảy ra hỏa hoạn, nhà xưởng bê tông cốt thép sẽ bị hư hại ít hơn nhiều so với các loại nhà xưởng khác. Hơn nữa, vật liệu bê tông cốt thép sẽ bền bỉ hơn, không bị nhanh xuống cấp, bảo vệ nhà xưởng tốt hơn trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài nhà xưởng 500m2, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu nhà xưởng với diện tích khác như:
- Mẫu nhà xưởng 100m2
- Mẫu nhà xưởng 300m2
Một số câu hỏi thường gặp
Mẫu nhà xưởng 500m2 phù hợp với các doanh nghiệp nào?
Đối với các doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp để sản xuất hoặc làm xưởng kho hàng thì các mẫu nhà xưởng 500m2 sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
Thi công nhà xưởng 500m2 cần lưu ý điều gì?
Để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và thành công, chủ đầu tư cần tham khảo các lưu ý dưới đây:
- Vị trí của nhà xưởng 500m2: nhà xưởng có vị trí tốt đảm bảo về mặt phong thủy và thuận tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa (chẳng hạn như gần nguồn nguyên vật liệu hoặc gần các tuyến đường lớn,…)
- Chuẩn bị nền móng chắc chắn: Đây là phần nâng đỡ và chịu lực lớn nhất của nhà xưởng. Nếu có một hệ thống móng và nền vững chắc thì việc vận hành sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.
- Lựa chọn lớp sơn tốt cho nhà xưởng: Việc sử dụng loại sơn tốt cho nhà xưởng sẽ giúp cho nhà xưởng không bị bám bụi, màu tường không bị phai nhạt, bong tróc ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của nhà xưởng.
- Thiết kế cột thép thích hợp: Khi tiến hành thiết kế cột thép, doanh nghiệp cần phải khéo léo sao cho không bị dư hoặc thiếu hụt thép ở hai đầu. Việc này giúp cho tiến độ thi công của nhà xưởng được nhanh chóng hơn.
>> Các bài viết liên quan:
- Tổng hợp 18 mẫu nhà xưởng nhỏ đẹp, tiện dụng.
- Tư vấn thiết kế nhà xưởng 200m2 tiết kiệm chi phí.