Cấu tạo nhà xưởng tiền chế gồm những gì? Quy trình và bản vẽ chi tiết
Xây dựng kết cấu nhà xưởng công nghiệp là việc làm rất quan trọng mà người thiết kế và thi công cần đảm bảo. Bởi tất cả bộ phận đều phải được tính toán kỹ lưỡng và chính xác tuyệt đối trước khi đưa vào lắp đặt. Nếu bạn quan tâm đến hạng mục này thì hãy theo dõi nội dung bài viết được chia sẻ sau đây nhé.
Tìm hiểu về nhà xưởng và những thông số cơ bản
Nhà xưởng là công trình được xây dựng với hệ thống cột và khung bằng thép bền bỉ. Tất cả vật liệu đều được gia công tại nhà máy theo số lượng và kích thước dựa vào bản vẽ trước khi đưa vào lắp đặt. Chính vì các thành phần đã qua xử lý, đúc sẵn nên thời gian thi công diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu chi phí nhân công.
Kết cấu nhà xưởng tiền chế hiện nay được xem là giải pháp tối ưu cho các công trình công nghiệp. Đặc biệt hơn nữa khi công nghệ khung thép tổ hợp ra đời đã mang đến nhiều lợi ích và thay thế hoàn toàn các phương pháp xây dựng truyền thống. Sau đây là những thông số kỹ thuật cơ bản của kết cấu nhà tiền chế cho bạn đọc quan tâm tham khảo.
- Chiều rộng: Khoảng cách giữa các mép cột được tính theo phương nằm ngang của nhà xưởng.
- Bước cột: Khoảng cách được tính giữa 2 cột theo phương dọc của nhà xưởng.
- Chiều cao: Khoảng cách từ phần nền đến mái nhà, kích thước này sẽ quyết định độ thoáng đãng của nhà xưởng.
- Độ dốc mái: Nhà xưởng có phần mái với độ nghiêng từ 10% đến 30% để dễ dàng thoát nước mưa.
- Tải trọng nền: Thông số này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để phục vụ cho quá trình làm móng của nhà xưởng. Theo đó tải trọng sẽ phụ thuộc vào khối lượng của máy móc và xe vận chuyển tác động lên hàng ngày.
- Tải trọng mái: Thông số kỹ thuật của tấm tôn, tấm cách nhiệt, tải gió,…
Những kết cấu nhà xưởng công nghiệp phổ biến
Phần móng nhà xưởng
Phần móng nhà thép tiền chế có tác dụng truyền tải trọng lượng của công trình xuống bên dưới nền đất. Bộ phận này sẽ được các kiến trúc sư và bên xây dựng tính toán kỹ lưỡng và sử dụng bằng bê tông cốt thép. Như vậy công trình sẽ trở nên vững chắc và chống đỡ được toàn bộ sức nặng từ bên trên đè xuống.
Bu lông móng
Bu lông móng là bộ phận liên kết phần móng với các cột thép hình trụ thẳng đứng. Quá trình lắp đặt cần phải đảm bảo độ chính xác cao vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thiện các cấu kiện liên quan. Theo đó, công trình nhà xưởng thường sử dụng bu lông có đường kính M22 trở lên.
Cột thép nhà xưởng
Hệ cột trong kết cấu nhà xưởng được dùng vật liệu chính là thép với loại thường dùng là hình chữ H. Ngoài ra, một số công trình đặc biệt sẽ sử dụng hình tròn để đảm bảo đúng với tiêu chuẩn mà thiết kế đưa ra.
Dầm thép nhà xưởng
Dầm thép nhà xưởng phổ biến nhất có hình chữ I. Bộ phận này chỉ có khi công trình xây dựng từ 2 tầng trở lên hoặc có gác lửng hay thiết kế có cầu trục. Dầm thép cũng giống như cột được sản xuất theo kích thước tiêu chuẩn dựa vào bản vẽ trước khi lắp đặt.
Vi kèo thép
Trong kết cấu nhà xưởng tiền chế thì vi kèo thép được tạo ra để vượt nhịp lớn từ 30 đến 50m. Bộ phận này có thể được cấu tạo từ dầm thép hình tiết diện thay đổi hoặc dạng dàn theo thiết kế bản vẽ.
Xà gồ
Xà gồ có nhiều loại khác nhau nhưng kết cấu nhà xưởng tiền chế thường dùng loại có dạng hình chữ Z, C, U. Bộ phận này được sử dụng với chiều dài và chiều cao phụ thuộc vào các bước cột, trọng tải của công trình. Theo đó, khoảng cách giữa các xà gồ thông thường từ 1 đến 1.4m.
>> Tìm hiểu thêm: Xà gồ là gì? Ưu điểm nổi trội của xà gồ.
Mái tôn bao che nhà xưởng
Mái tôn bao che là bộ phận được dùng phổ biến trong kết cấu nhà xưởng bằng thép tiền chế. Vật liệu này có tác dụng tránh mưa, tránh nắng cho công trình. Ngoài ra, phần mái tôn nhà xưởng sẽ được cấu tạo thêm lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt nhằm đảm bảo tính cách nhiệt, chống ồn hiệu quả.
Tấm lợp sáng
Trên thị trường hiện nay có nhiều tấm lợp sáng khác biệt về hình dạng nhưng tác dụng luôn giống nhau. Chúng có khả năng hấp thụ ánh sáng ban ngày nhằm tiết kiệm điện năng sử dụng trong nhà xưởng. Ngoài ra chúng còn giúp công trình thêm thông thoáng hơn.
Cửa trời
Nhiệm vụ của cửa trời với kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp là tạo sự thông thoáng, tiết kiệm điện năng sử dụng. Chúng có khả năng thông gió và tránh sự bí bách trong công trình giúp người lao động có không gian dễ chịu hơn khi làm việc.
Thưng
Thưng chính là phần che xung quanh khu vực nhà xưởng tính từ phần tường xây đến mái lợp. Bộ phận này rất quan trọng và không thiểu với khả năng bảo vệ và tạo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.
Giằng
Hệ giằng trong nhà xưởng tiền chế bao gồm có giằng xà gồ, giằng mái và giằng đầu hồi. Tác dụng của bộ phận này chính là khả năng tăng sự liên kết giữa các bộ phận của công trình. Từ đó đảm bảo được tính ổn định của kết cấu nhà xưởng trong thời gian xây dựng và đi vào sử dụng.
Mái canopy
Hệ mái canopy cho phép chủ đầu tư được lợp thêm một lớp tôn, kính hoặc tấm alumium cho nhà xưởng. Bộ phận này ngoài tác dụng cho mưa, che nắng cho cửa ra vào thì nó còn tạo ra tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng cho công trình
Máng thu nước
Máng thu được đặt đặt dọc 2 bên mái với tác dụng để nước mưa có thể chảy dễ dàng từ trên xuống dưới. Đây là bộ phận rất quan trọng giúp cho nhà xưởng tránh bị ẩm mốc và đảm bảo tuổi thọ sử dụng công trình. Trong khi đó nhiệm vụ của ống thoát nước là cho nước chảy từ máng xuống để đưa xuống hệ thống cống.
Cột thu lôi
Cột thu lôi có tác dụng để thu sét đánh xuống mặt đất và bảo vệ công trình nhà xưởng. Đây là bộ phận khá nhỏ như rất quan trọng đối với công trình. Bởi cột thôi lôi giúp bảo vệ sự an toàn cho các trang thiết bị và máy móc bên trong nhà xưởng.
Quy trình xây dựng kết cấu nhà xưởng cho bạn tham khảo
Thông thường quy trình xây dựng nhà xưởng kết cấu khung thép tiền chế sẽ có các bước cơ bản sau đây.
- Bước 1: Chủ đầu tư có kế hoạch xây nhà xưởng khung thép sẽ tìm đến bên thi công để đề xuất ý tưởng và lên bản vẽ kế hoạch.
- Bước 2: Nhà thi công sẽ nhận và bảo quản các tư vật liệu phục vụ cho công trình.
- Bước 3: Bên thầu sẽ tiến hành thi công nền móng.
- Bước 4: Thực hiện việc xây dựng bộ phận khung kèo thép tiền chế cho nhà xưởng công nghiệp.
- Bước 5: Xây dựng lớp bao che bên ngoài cho công trình.
- Bước 6: Tiến hành lắp đặt các cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật cần thiết cho công trình nhà xưởng.
- Bước 7: Cuối cùng là hoàn thiện nhà xưởng, vệ sinh công trình và đưa vào sử dụng.
Bản vẽ kết cấu nhà xưởng
Tham khảo bản vẽ kết cấu nhà xưởng hiện nay
Bản vẽ nhà xưởng kết cấu khung thép tiền chế bắt buộc phải thiết kế từ những công đoạn đầu tiên. Chúng cần được chính tay các kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao thực hiện dưới sự trợ giúp của phần mềm kỹ thuật. Điều này sẽ giúp bản vẽ đạt độ chính xác cao và đưa vào thực tiễn một cách hợp lý.
Mỗi bản vẽ kết cấu nhà xưởng công nghiệp cho một mô hình hoạt động khác nhau sẽ có những thiết kế riêng. Ngoài ra, chúng không chỉ nằm vỏn vẹn trong một bản mẫu mà sẽ chia ra thành nhiều nhiều khu vực có kết cấu khác biệt. Trình tự vẽ phải khoa học và đúng với tổng thể từ bên ngoài vào bên trong công trình.
Trong đó phần kiến trúc nhà xưởng kết cấu khung thép tiền chế phải thể hiện được tất cả cấu trúc ở từng khu vực khác nhau. Còn phần bản vẽ cần đưa ra chính xác số liệu về chiều cao, chiều rộng, phân chia tỷ lệ rõ ràng cho từng khu vực khác nhau. Mặt cắt phải thể hiện tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất và ở các ngóc ngách ở bên trong nhà xưởng công nghiệp.
Lợi ích tuyệt vời của bản vẽ kết cấu nhà xưởng mang lại
Bản vẽ nhà xưởng kết cấu thép mang đến nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm:
- Giảm chi phí khi tiến hành mua vật liệu thi công nhà xưởng.
- Sử dụng đội ngũ thi công thi hợp để xây dựng và lắp đặt công trình.
- Tiết kiệm thời gian trong quá trình thi công bởi các kế hoạch đã lên cụ thể và rõ ràng.
- Tính kết cấu thép nhà xưởng được bền vững bởi mọi số liệu đã được tính toán kỹ lưỡng trước khi thi công.
- Nhờ vào bản vẽ với cách bố trí không gian khoa học và thuận tiện giúp công trình tăng tính hiệu quả sử dụng.
- Tuổi thọ của công trình được lâu hơn nhờ vào các tiêu chuẩn nhất định trước khi tiến hành thi công.
Lưu ý khi thi công kết cấu nhà xưởng bạn nên quan tâm
Khi thi công kết cấu nhà xưởng công nghiệp chúng ta cần quan tâm đến những lưu ý cơ bản sau đây.
- Thiết kế: Bạn nên chọn những giải pháp thiết kế phù hợp và đảm bảo những vấn đề về công năng, độ an toàn và tính bền vững của công trình. Hơn nữa, bản vẽ phải thật chi tiết nhằm tránh lạm phát chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu cần thiết.
- Vật liệu xây dựng: Bạn cần phải chọn vật liệu xây dựng theo đúng tiêu chuẩn về độ an toàn và sự bền bỉ. Điều này sẽ đảm bảo được tuổi thọ của công trình và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng nhà xưởng.
- Đơn vị thi công: Để xây dựng nhà xưởng kết cấu khung thép tiền chế đảm bảo chất lượng bạn hãy chọn đơn vị thi công uy tín. Những nhà thầu nhiều năm kinh nghiệm luôn đảm bảo được việc lắp đặt công trình an toàn và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của chủ đầu tư.
Câu hỏi thường gặp
Khi xây dựng kết cấu nhà xưởng công nghiệp có cần tuân thủ pháp luật không?
Khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp chủ đầu tư và nhà thầu cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đây là những yếu tố cơ bản nhằm đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng cũng như cách thành viên liên quan. Những tiêu chuẩn này được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật của bộ xây dựng. Bao gồm: Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/199.
Bản vẽ thiết kế kết cấu nhà xưởng có cần thiết hay không?”
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng kết cấu thép có là công đoạn đầu tiên rất cần thiết. Bởi nó sẽ quyết định đến việc xác định tính khả thi khi xây dựng và lắp đặt công trình. Nếu bản vẽ tốt thì việc thi công sẽ rút ngắn được nhiều thao tác trước khi hoàn chỉnh công trình. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và dễ dàng kiểm soát được chất lượng công trình ngay từ khâu xây dựng.
Lời kết
Bài viết trên BITACO đã giúp bạn đọc tìm hiểu về kết cấu nhà xưởng cùng các lưu ý kèm theo. Đây là công trình xây dựng đang nhận được sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư trong nền công nghiệp hóa hiện nay. Theo đó, để sở hữu một nhà xưởng chất lượng và tiết kiệm chi phí, nhân công chúng ta cần sử dụng bản vẽ thiết kế chi tiết nhé.