Hạt ngọc phá nát cuộc đời

Hạt ngọc phá nát cuộc đời

Truyện ngắn vui hài hước

Truyện bựa Hàn Quốc xẻng phần 57 - Hình 1

Săn nhà cũ trong ngõ hẻm cải tạo thành không gian cực nghệ rồi thu về 50 triệu/ tháng

Niềm đam mê với kiến trúc và đường nét cũ đã thôi thúc Đăng (29 tuổi, TPHCM) muốn thử sức với mô hình kinh doanh – cải tạo nhà cũ thành homestay.

Từng là một Graphic Designer (thiết kế đồ họa) với mức lương ổn định và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhưng Đăng lại không tìm thấy sự phát triển xa hơn của công việc văn phòng. Chính vì thế, anh chàng quyết định nghỉ việc chốn công sở và chọn thất nghiệp tạm thời.

Khoảng thời gian này, Đăng tìm kiếm thử thách mới cho bản thân, muốn dùng kỹ năng mình tích lũy được để xây dựng thương hiệu cá nhân riêng. Kết hợp cùng niềm đam mê decor nhà cửa, Đăng thử sức với căn homestay đầu tiên. Từ việc đi lùng từng căn nhà cũ trong ngõ hẻm TPHCM để chọn được kiến trúc ưng ý, chốt và ký hợp đồng, đến tự lên ý tưởng decor, tìm kiếm đơn vị thi công, căn ke tài chính và tham gia vào quá trình hoàn thiện, Đăng đều tự thân vận động.

Căn nhà cũ đầu tiên Đăng lựa chọn nằm trong một hẻm nhỏ yên tĩnh giữa trung tâm TPHCM. “Cảm giác vừa bước vào là đã thấy yên bình rồi, nhà tuy cũ nhưng vẫn khá chắc chắn về kết cấu, đáp ứng những yêu cầu của mình như nhà vệ sinh, không gian xung quanh, diện tích,… Tuy nhiên do là nhà cũng được xây dựng đã lâu đã nên có vài vấn đề vệ điện, nước, nội thất cố định,…”

Khi quyết định sửa nhà cũ thành homestay, Đăng cũng đã suy nghĩ làm thế nào để giữ an toàn cho khách khi vào ở. Một trong những phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất là chuẩn bị đầy đủ tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và sắm đủ số lượng bình chữa cháy. Thêm vào đó là đảm bảo hệ thống đường điện được đấu chỉn chu, đầu nối luôn tuân thủ các quy định về an toàn khi thi công.

Hiện trạng ban đầu của căn nhà cũ Đăng lựa chọn để cải tạo thành homestay

Bước đầu tiên sau khi chốt được mặt bằng, Đăng sẽ tiến hành đo đạc và lên một bản vẽ đơn giản để có thể sắp đặt và lựa chọn nội thất phù hợp. Tiếp đến sẽ tìm kiếm concept thiết kế căn nhà, phương án thi công, tính toán khối lượng và lựa chọn nội thất phù hợp với concept cũng như với ngân sách của mình.

Việc liên hệ nhà thầu thi công cũng như các bên cung cấp đồ dùng, và đặt hàng online để tiết kiệm chi phí cũng rất quan trọng. Mỗi nhà cung cấp sẽ có thời gian giao nhận, sản xuất khác nhau nên cũng cần tính toán thời gian vận chuyển để tránh khó khăn lúc thi công. Sau khi thi công hoàn thiện, Đăng sẽ tiến hành decor, chụp ảnh phòng để đăng lên các platform và đưa vào hoạt động.

Tiến hành thi công căn homestay

Căn nhà cũ có 4 phòng, diện tích mỗi phòng 20-25m2. Tổng chi phí để cải tạo trung bình 1 phòng rơi vào khoảng 50-60 triệu, 4 phòng là hơn 200 triệu. Chi phí sẽ phát sinh trong quá trình thi công, vượt 10-15% so với dự toán ban đầu. Đăng cũng đã ký hợp đồng 4 năm, giá thuê nhà cũ mỗi tháng 25 triệu đồng. Doanh thu trung bình hiện tại khoảng 50 triệu/tháng. Dự tính trong tương lai, Đăng sẽ còn mở thêm một số homestay có phong cách tương tự.

Homestay hiện tại của Đăng được thiết kế theo phong cách tối giản mà ấm cúng, chú trọng đến trải nghiệm và sự riêng tư của khách. Màu sắc trắng, gỗ là chủ đạo với các lớp ánh sáng khác nhau, từ sáng đến thư giãn, tùy vào nhu cầu của khách mà có thể chủ động điều chỉnh được.

Săn nhà cũ trong ngõ hẻm cải tạo thành không gian cực nghệ rồi thu về 50 triệu/ tháng

Khu vực ban công nhỏ nhưng cũng không quên đầu tư cây xanh

Tình hình vận hành homestay hiện tại trộm vía khá ổn, thỉnh thoảng sẽ có ít trục trặc về các thiết bị nhưng không đáng kể, nhiều nhất vẫn là về thấm dột của căn nhà, khá tốn công và chi phí để khắc phục. “Lượng khách tầm 80 – 90% số đêm, mặc dù đối tượng khách hàng hiện tại có khác so với kế hoạch ban đầu nhưng tụi mình vẫn linh hoạt thay đổi để phù hợp với thị hiếu thị trường. Thời gian hoàn vốn tầm 2 năm và cũng đang khá đúng theo lộ trình mình tính toán”, Đăng chia sẻ.

Việc lựa chọn một căn nhà đã cũ để cải tạo tuy sẽ có nhiều khó khăn nhưng theo suy nghĩ của Đăng: “Xây mới thì chắc chắn là phải tốn kém nhiều, nhưng mình sẽ chủ động mọi thứ từ concept thiết kế, đường điện nước, ngăn chia các phòng, các khu tiện ích,… Xét về mức độ đầu tư thì cải tạo vẫn tiết kiệm hơn, đặc biệt nếu căn nhà mình thuê đã hoàn thiện tốt rồi thì chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều, thời gian hoàn thiện cũng nhanh hơn, chỉ cần 1-2 tuần đã có thể đưa vào hoạt động”.

Vậy nên, Đăng cũng cho biết muốn đầu tư kinh doanh homestay thì việc lựa chọn 1 căn nhà cũ với kiến trúc còn kiên cố cải tạo lại khả quan hơn rất nhiều. Chính vì thế, anh chàng cũng đang có một dự án tiếp tục thuê thêm những căn nhà cũ khác và cải tạo, với ước mơ biến thành chuỗi homestay chữa lành!

Nhà Mộc được thiết kế và xây dựng theo triết lý nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi bảo vệ các thành viên gia đình khỏi môi trường bên ngoài. Điều quan trọng nhất là không gian kết nối mọi người với nhau, kết nối giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà.

Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Đúng như tên gọi, vật liệu chủ đạo của nhà Mộc mang lại cảm giác thô mộc và trầm lắng, hài hòa giữa chất truyền thống và yếu tố hiện đại.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Kiến trúc nhiệt đới kết hợp hoàn hảo với những vòm gạch cổ châu Âu cuốn hút. Những khoảng đệm tinh tế cho phép nắng gió ngập tràn không gian nhà.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Với hướng tuần hoàn không khí dọc theo chiều dài của ngôi nhà, không gian bên trong và bên ngoài nhà trở nên thoáng mát, sộng động hơn.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Không gian khép kín và không gian mở trong nhà đều đón được nắng gió tự nhiên, giúp giảm thiểu năng lượng điện tiêu thụ.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Sự tương phản tinh tế giữa vật liệu và ánh sáng mang lại cái nhìn độc đáo, thú vị. Không gian sống vì thế cũng trở nên cá tính, phong cách hơn.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Những hình khối xếp chồng lên nhau tạo thành một tổng thể có chủ đích, phần phô trương, phần e ấp nép mình với khoảng lùi đủ để chắn được nắng hè gay gắt.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Ngay khi bước chân vào không gian chung của ngôi nhà, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Tường gạch nung truyền thống, sàn gạch xám bê tông, chất liệu gỗ tự nhiên hòa quyện mang lại cảm giác thư giãn, an yên.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Cây xanh trở thành điểm nhấn trang trí sinh động, tươi vui cho nhà Mộc.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Những khoảng vườn nhỏ xinh xanh mát tạo nên sức hấp dẫn cho ngôi nhà.
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Phối cảnh kiến trúc ngôi nhà
Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"
Phối cảnh mặt bằng bố trí nội thất

Thông tin công trình

  • Tên công trình: NHÀ MỘC Residence
  • Địa điểm xây dựng: Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Diện tích: 130m2
  • Đơn vị thiết kế: IZ Architects
  • Năm hoàn thành: 2020
  • Ảnh: Nguyen Cuong

Lam Giang (ArchDaily)

>> Ngôi nhà “áo mưa” trong hẻm nhỏ Hà Nội

>> Hoa’ House – Ngôi nhà của “kiến trúc cảm xúc”

Nhà Mộc - ngôi nhà biết "thở"