Tổng hợp 30+ mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp bền đẹp, dễ sử dụng
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp là thiết kế độc đáo, được ứng dụng phổ biến ở nhiều loại hình nhà ở với đa dạng các phong cách nội thất. Đặc biệt, ở những công trình có diện tích hẹp thì đây là một lựa chọn không thể bỏ qua, giúp tạo độ mở cho không gian sống đồng thời mang đến vẻ đẹp hài hòa tổng thể. Cùng tìm hiểu thêm về kiểu thiết kế thú vị này qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Tổng hợp 50+ mẫu và liên hệ bên đơn vị Musk để được báo giá thi công trần thạch cao trọn gói chi tiết nhất!
Khi nào cần sử dụng mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp
Nếu công trình có diện tích hạn chế, các kiến trúc sư sẽ đề xuất chủ hộ về việc thiết kế các mẫu phòng khách liền bếp và sử dụng trần thạch cao. Việc này sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng cũng như tạo độ mở cho không gian sống.
Ngoài ra, khi chủ hộ muốn đồng bộ các không gian trong căn nhà, tạo điều kiện cho các thành viên dễ dàng gắn kết và sinh hoạt thuận tiện hơn thì trần thạch cao phòng khách liền bếp là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Hơn thế nữa, mẫu thiết kế này còn có tính thẩm mỹ cao, giúp che giấu các khuyết điểm thi công, tạo không gian ấm cúng, gần gũi.
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp được sử dụng càng càng phổ biến, bởi:
- Có khả năng chống nóng rất tốt, đặc biệt vào mùa hè.
- Chống ẩm, mốc.
- Chống cháy khá hiệu quả.
- Đa dạng về mẫu mã & thiết kế và mang tính thẩm mỹ cao.
- Trọng lượng trần nhẹ gấp 8 – 10 lần so với các loại gạch, bê tông truyền thống.
- Dễ sáng tạo, thiết kế và thi công các mẫu độc đáo.
- Mức giá lắp đặt tương đối hợp lý.
- An toàn cho sức khỏe người dùng, không chứa các chất độc hại và thân thiện môi trường.
Tiêu chuẩn làm trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp
Phòng khách và phòng bếp là hai không gian mang những nét đặc thù rất riêng. Bếp là nơi nấu nướng nên thường xuyên phải tiếp xúc với ẩm và nhiệt độ cao. Trong khi đó, phòng khách lại cần sự sang trọng với thiết kế tinh tế, đẳng cấp.
Vì vậy, các mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp không chỉ đòi hỏi tính thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo tối ưu những công năng cần sử dụng.
Khả năng chống ẩm, mốc tốt
Ẩm mốc là tình trạng khó tránh khỏi, đặc biệt ở khu vực phòng bếp. Bởi các sinh hoạt như nấu nướng, giặt rửa,… gần như xuất hiện thường xuyên, rất dễ khiến bếp ẩm mốc cũng như ám mùi.
Chính vì những đặc trưng trên mà các gia đình thường lựa chọn mẫu trần thạch cao, bởi chất liệu này có khả năng chống ẩm ướt và nấm mốc rất hiệu quả. Hơn nữa, nó còn có tuổi thọ khá cao và bền trong thời gian dài.
Chống nóng hiệu quả cho gian bếp của bạn
Ở hầu hết các gia đình, bếp là không gian sinh hoạt chung của các thành viên, đồng thời có những hoạt động nấu nướng, ăn uống nên nhiệt độ so với phòng khách sẽ chênh lệch khá nhiều. Mặt khác, phòng khách và phòng bếp đều chứa nhiều thiết bị điện tử, đồ đạc nên nhiệt độ thường tăng nhanh chóng hơn so với các khu vực khác.
Vì vậy, khi thi công không gian phòng khách liền bếp cần cân nhắc thiết kế theo hướng thông thoáng, tạo không gian mở.Bên cạnh các hệ cửa chính và cửa sổ thì việc lựa chọn mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp cũng giúp hạn chế tình trạng nóng hiệu quả tối ưu.
Mẫu trần thạch cao chống nóng cho phòng khách liền bếp, gồm: Khung xương bền chắc, đặc biệt có lớp bông thủy tinh với kích thước dày và thạch cao.
Với kết cấu này, trần nhà sẽ giúp gia đình bạn ngăn chặn nhiệt được hấp thụ từ cả bên ngoài lẫn bên trong, giữ không gian luôn thoáng mát, thoải mái.
Khả năng chống cháy tốt
Bởi những lý do như trên, ta có thể thấy rằng phòng khách liền bếp là khu vực tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, rất dễ bắt lửa ra các vật dụng gần kề nên nguy cơ cháy nổ khá cao. Để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như tài sản thì trong quá trình thi công & thiết kế cần chú trọng đến vấn đề này.
Trên thị trường, trần thạch cao được coi là giải pháp chống cháy lan cực tốt đối với phòng khách liền bếp. Thời gian chống cháy có thể lên đến 50 – 2000 phút nên chúng sẽ an toàn hơn rất nhiều so với các vật liệu thông thường khác.
Đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng
Hiện nay, các mẫu thiết kế trần thạch cao phòng khách hiện đại rất đa dạng, phù hợp với mọi phong cách kiến trúc. Từ mẫu trần thạch cao có họa tiết đơn giản, tinh tế cho phong cách hiện đại đến từng hoa văn tỉ mỉ, cầu kỳ cho phong cách cổ điển, tân cổ điển,…
Phân loại trần thạch cao phòng khách liền bếp
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp rất đa dạng, tùy vào đặc điểm cũng như ưu – nhược của từng loại để lựa chọn được trần thạch cao phù hợp với không gian sống của mình.
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng nổi
Trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng nổi (trần thạch cao giật cấp). Khi hoàn thiện, bạn sẽ thấy phần khung xương của toàn bộ trần nhà sẽ lồi lõm.
Ưu điểm nổi vật của trần thạch cao giật cấp là quá trình thiết kế – thi công diễn ra khá đơn giản, việc tháo lắp hay bảo trì cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại trần này ít chịu ảnh hưởng của thời tiết nên hạn chế được tình trạng cong vênh cung như thuận tiện cho việc lắp đặt các hệ thống thông gió.
Mẫu trần thạch cao phòng khách nối liền bếp dạng chìm
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp dạng chìm là sự lựa chọn hoàn hảo cho các không gian nhỏ, hẹp. Thiết kế này đặc trưng bởi phần khung xương được ẩn trong những tấm thạch cao, gần giống với bê tông thông thường nhưng rất sang trọng và hiện đại.
Trần thạch cao chìm cho phòng khách liền phòng bếp phù hợp với những người yêu thích sự đơn giản, gọn nhẹ. Đồng thời, chủ nhà có thể sử dụng thêm các kiểu đèn âm trần giúp căn phòng thêm sáng sủa hơn.
Nếu bạn có một không gian phòng khách không quá lớn, tham khảo ngay một số mẫu trần thạch cao cho phòng khách nhà nhỏ đẹp tại đây bạn nhé!
Những lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp
Hệ trần thạch cao phòng khách nối liền bếp được áp dụng nhằm tối ưu hóa những tính năng cũng như đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Tham khảo video: 3 lưu ý trong thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp
Tuy nhiên, ta nên cân nhắc những vấn đề dưới đây khi tiến hành lắp đặt:
- Lựa chọn các tấm thạch cao đảm bảo những tính năng cơ bản, bao gồm: Chịu ẩm cao, chống nấm mốc, tiêu âm, chống cháy,… Ngoài ra, nó còn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế rất khắt khe về chất lượng, quy trình sản xuất, kỹ thuật,…
- Tiến hành lắp đặt trần thạch cao sau khi đã hoàn thiện công trình bởi trần thạch cao không chịu các sự tác động nào từ những gian phòng khác.
- Các vật dụng trong khi thi công trần thạch cao phòng khách liền bếp được đảm bảo chất lượng. Cụ thể, chúng sẽ được đảm bảo cũng như bảo quản còn mới.
- Người thi công phải có sự am hiểu về bản chất thiết kế, kỹ thuật cũng như hệ thống có liên quan. Tiến hành xây dựng bám sát bản vẽ cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống thi công. Bản vẽ phải có tính thẩm mỹ và an toàn trong quá trình làm trần nhà.
Top 10+ mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp nhất
Tùy theo phong cách nội thất và kiến trúc sẵn có để lựa chọn mẫu trần thạch cao phù hợp. Nếu bạn đọc vẫn đang băn khoăn trong việc thiết kế và lựa chọn trần, hãy cùng tham khảo các mẫu đã tổng hợp và sưu tầm dưới đây nhé!
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp cho biệt thự
Những công trình biệt thự có không gian khá rộng nhưng vẫn lựa chọn trần thạch cao phòng khách liền bếp để tôn lên vẻ đẹp sang trọng, tao nhã cũng như tận dụng những đặc tính tối ưu của loại vật liệu: Chống ẩm mốc – Chống nóng – Chống cháy.
Mẫu trần thạch cao phòng khách nối liền bếp cho chung cư
Đối với khu những chung cư thì mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp là sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn, bởi đặc trưng của công trình này là diện tích hạn chế nên cần tận dụng tối đa không gian.
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp cho nhà ống/nhà phố
Tổng hợp những mẫu thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp cho nhà phố/nhà ống cực đẹp.
Câu hỏi thường gặp
Bạn đang quan tâm đến mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn chưa được giải đáp? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé!
Trần thạch cao phòng khách liền bếp có bền không?
Trần thạch cao là loại trần không mang lực, xét về mặt cấu tạo cơ bản trần thạch cao sẽ gồm: Khung xương trần, tấm thạch cao và một số phụ kiện đi kèm (vít thạch cao, keo silicon, bông cách nhiệt,…)
Trong điều kiện bình thường, thi công trần nội thất với nhiệt độ dưới 50 độ C, độ ẩm không quá 90% và lắp đặt đúng quy cách khuyến cáo của nhà sản xuất thì trần thạch cao sẽ đảm bảo sự chắc chắn và bền bỉ theo thời gian.
Giá thành của trần thạch cao phòng khách liền bếp bao nhiêu?
Đây là câu hỏi khá phổ biến khi tham khảo về trần thạch cao, giá cụ thể sẽ được chia theo từng dòng sản phẩm và tính trên mỗi m2.
- Trần thạch cao nổi: 140.000 – 150.000 VNĐ/m2
- Trần thạch cao chìm: 150.000 – 160.000 VNĐ/m2
Lưu ý:
- Giá đã bao gồm sơn bả hoàn thiện và tiền công thợ.
- Bao gồm thuế VAT 10%
- Mức giá chính xác sẽ dao động tuỳ vào từng thời điểm, từng đơn vị lắp ráp cũng như lựa chọn chất lượng vật liệu.
Ưu điểm & nhược điểm của trần thạch cao phòng khách liền bếp
Ưu điểm
- Khả năng chống ẩm, mốc – chống nóng cực tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
- Chống ồn với độ cách âm lên đến 90%.
- Trọng lượng nhẹ hơn 7 – 10 lần so với các loại bê tông, gạch truyền thống.
- Dễ dàng thi công & lắp đặt.
- Sửa chữa – tháo lắp đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Chống cháy rất hiệu quả, không bắt lửa nên hạn chế được rủi ro khi xảy ra hỏa hoạn.
- Bề mặt mịn, đẹp, dễ tạo hình hay sơn phết, vẽ hình,…
Nhược điểm
- Trần thạch cao rất kỵ nước, nếu gặp nước sẽ dễ bị ố vàng.
- Đối với hệ trần khung chìm, nếu xảy ra hư hỏng sẽ phải thay toàn bộ, không thể sửa chữa một phần.
- Đối với hệ trần khung nổi, nếu xảy ra sự cố sẽ dễ dàng khắc phục hơn nhưng hạn chế về sự đa dạng mẫu mã và cũng như tính thẩm mỹ không cao.
Những sự cố thường gặp khi làm trần thạch cao
Trong quá trình sử dụng trần thạch cao, bạn có thể sẽ gặp những sự cố sau:
- Trần bị ố vàng, mục nát vì hệ thống mái rò rỉ nước.
- Trần xuất hiện các vết nứt gãy khi bị tác dụng lực lớn.
- Trần thạch cao cong vênh.
Để hạn chế những hỏng hóc có thể gặp phải ở trần thạch cao, bạn nên lựa chọn đội thi công chuyên nghiệp – uy tín với nguyên, vật liệu chính hãng ngay từ đầu.
Khi xảy ra sự cố, bạn hãy tìm cách khắc phục trong thời gian sớm nhất có thể, tránh để tình trạng này kéo dài làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ của trần nhà mà còn gây nguy hiểm cho người dùng.